Rươi là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng, nó còn được biết đến là một vị thuốc. Nên nhiều người rất quan tâm đến tác dụng của rươi là gì ? và quá nhiều dinh dưỡng bà bầu có ăn được rươi không? Những điều lưu ý khi ăn rươi để tránh dị ứng.

Rươi là gì? 

Để hiểu được những giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của rươi, cùng tìm hiểu về con rươi là gì? Những đặc tính cơ bản và môi trường sống như thế nào? Để tạo nên được loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất như vây.

Rươi là loại nhuyễn thể sinh sống trong môi trường tự nhiên có rất nhiều tác dụng

Rươi là loại nhuyễn thể sinh sống trong môi trường tự nhiên có rất nhiều tác dụng

Rươi hay còn gọi là rươi biển một loại thân mềm không có xương sống trong họ rươi. Chúng thường sống trên các nền cát sỏi, mép khe đá hay đáy bùn cát. Và nó chỉ có thể phát triển trong môi trường nước sạch với nhiều tác dụng cho sức khỏe. Quá trình nuôi rươi đến lúc thu hoạch khá phức tạp, tỉ mỉ đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật.

Môi trường nước luôn đòi hỏi không ô nhiễm, độ pH luôn ổn định. Điều đặc biệt là nó chỉ xuất hiện vài tháng trong một năm, và ở những vùng nước nhất định như vùng nước lợ. Có phải những yếu tố khác biệt này, đã tạo nên nguồn dinh dưỡng dồi dào trong con rươi?

Thành phần dinh dưỡng có trong rươi

Theo các nhà khoa học nghiên cứu trung bình trong 100g rươi chứa 12.4g protid, 81.9g nước, 1.3g pro, 4.4 lipit. Nó cung cấp cho cơ thể 92 calo hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tác dụng của rươi như những sản phẩm chứa dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những khoáng chất này giúp xương chắc khỏe và cải thiện thể lực. Người ta đã so sánh với cùng một khối lượng, thì rươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả thịt bò, thịt bê. 

Rươi chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người

Rươi chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người

Tác dụng của rươi là gì?

Theo Đông y, rươi có vị cay, thơm, tính ấm, có thể giúp nhanh lành vết thương và kích thích cấu trúc của các mô tế bào. Bên cạnh đó, tác dụng của rươi như nguồn dinh dưỡng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Những tác dụng phải kể đến như cải thiện khí huyết, hỗ trợ điều trị tim mạch và điều hòa huyết áp.

Không những thế Rươi còn được cho là rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu gặp những triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… Bạn có thể bổ sung rươi vào bữa ăn để cải thiện và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn cũng có thể nấu món canh rươi với nước hầm xương và táo đỏ để bồi bổ cho gia đình. 

Bà bầu có ăn được rươi hay không?

Rươi là nguyên liệu chế biến rất nhiều món ăn ngon, và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn rươi. Bà bầu ăn rươi được không là câu hỏi của rất nhiều người.

Bà bầu có thể ăn rươi với khẩu phần nhất định

Bà bầu có thể ăn rươi với khẩu phần nhất định

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn được rươi với khẩu phần hợp lý. Mặc dù rươi chứa nhiều đạm nhưng nguồn thực phẩm này lại không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu ăn quá nhiều rươi những biểu hiện cụ thể mà thai phụ có thể gặp phải như:

  • Dễ gây dị ứng: Vì lượng đạm trong rươi có chứa nhiều chất khác so với đạm trong thịt bò hay thịt heo vì vậy dễ gây dị ứng. Bà bầu ăn quá nhiều rươi sẽ bị phát ban, nôn ói, đau đầu, tiêu chảy,… dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Đầy bụng khó tiêu: Rươi giàu chất đạm nên bà bầu không nên ăn nhiều rươi. Vì sẽ gây tình trạng khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sẽ không tốt cho thai nhi trong bụng mẹ.
  • Nhiễm độc từ rươi: Môi trường sống của rươi trong bùn, đáy nước vì vậy dễ nhiễm độc từ môi trường sống. Mặt khác, nó là loài nhuyễn thể rất dễ là vật trung gian truyền bệnh. Nếu như chúng ta sơ chế không sạch và đúng cách rất dễ nhiễm bệnh. 

Tác dụng của rươi với người có bệnh lý

Có thể thấy rươi là thực phẩm chứa nhiều nguồn dinh dưỡng và tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được, những nhóm người này không nên ăn rươi. 

  • Người có cơ địa dễ dị ứng tôm cua, mực, nhộng, phấn hoa cẩn trọng khi ăn rươi. Người từng dị ứng rươi không nên ăn lại. 
  • Người đang có bệnh lý gan, thận, người suy thận độ 1, độ 2 nếu ăn rươi có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Những ai đang có bệnh lý về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, mới bị ngộ độc thực phẩm cẩn trọng khi ăn rươi.
  • Người già, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn rươi quá nhiều. Bởi protein của rươi khác với trong thịt, cá thông thường. 
  • Người có bệnh hen suyễn, đang điều trị không nên ăn rươi có thể khiến hô hấp trở nên khó khăn.
Những người có bệnh lý không nên ăn rươi

Những người có bệnh lý không nên ăn rươi

Những điều lưu ý khi ăn rươi

Mặc dù rươi là món ăn giàu dinh dưỡng, nhưng bên cạnh đó cũng có những điều cần lưu ý. Bởi vì, rươi vốn là loài nhuyễn thể rất dễ là vật chứa ký sinh trùng. Nên khi chế biến cần đặc biệt trụng qua nước sôi và nấu chín. Rươi có quá nhiều đạm, nên những ai cơ thể quá nhạy cảm cần lưu ý. 

Điều đặc biệt có thể bạn chưa biết, trong tất cả các món ăn được chế biến từ rươi đều có vỏ quýt. Bởi vì tinh dầu trong vỏ quýt có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn. Có thể bị nhiễm từ môi trường sống của rươi. Vỏ quýt cũng giúp cho hệ tiêu hóa thông khí, và làm ấm dạ dày hơn.

Trên đây là những thông tin cần lưu ý và tác dụng của rươi. Nông Sản Bảo Phương luôn mong  bạn được thưởng thức những món ngon từ rươi. Cũng như hiểu rõ hơn về tác dụng của rươi, hơn hết là đảm bảo sức khỏe cho quý khách hàng. Bất cứ khách hàng nào khi mua rươi của chúng tôi, đều được tư vấn kỹ càng những lưu ý này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN