Rươi loại hải sinh phát triển tự nhiên theo mùa, có giá trị dinh dưỡng cao cũng như giá trị kinh tế. Rươi có nuôi được không? và kỹ thuật nuôi Rươi như thế nào? là câu hỏi của rất nhiều người. Bài viết dưới đây Nông Sản Bảo Phương sẽ trả lời tất cả các câu hỏi cho bạn.
Chuẩn bị trước khi nuôi Rươi
Môi trường sống của con Rươi vô cùng quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cũng như sản lượng của Rươi. Mùa Rươi bội thu là điều tất cả bà con đều mong muốn, tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng tìm hiểu môi trường sống cụ thể của Rươi để có sự so sánh tốt nhất.
Chọn môi trường nuôi Rươi
Môi trường thích hợp nhất để nuôi Rươi là bãi triều, ruộng lúa hoặc những nơi có nước thuỷ triều ra vào. Và phải có độ mặnở mức thích hợp từ 0 – 10%. Diện tích tối thiểu để nuôi rươi là 500m2 đảm bảo mật độ cho Rươi sinh sống và phát triển.
Đầm nuôi Rươi đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước hay không khí. Bùn cát được chọn để lót đáy đầm cũng phải đảm bảo và theo tỷ lệ 2 phần bùn và 1 phần cát. Hàm độ oxi đảm bảo để Rươi sinh trưởng tốt có độ pH từ 6,5 – 8,5.
Chuẩn bị đầm nuôi Rươi
Nên cải tạo đầm ruộng Rươi một cách kỹ càng, để đảm bảo Rươi được sinh trưởng tốt nhất. Môi trường sống độ pH đạt chuẩn từ 6,5 – 8,5, thường xuyên theo dõi độ pH để có cách xử lý kịp thời. Sục rửa đáy bùn loại bỏ các loại xác chết động vật, thân cây chưa phân hủy. Làm sạch đáy đầm bằng cách bơm nước và tháo cạn từ 3 đến 4 lần.
Bón thêm phân ủ từ rơm để tăng thêm thức ăn cho Rươi. Sau khi chuẩn bị đầm nuôi Rươi bạn có thể trồng lúa để tạo môi trường tránh nóng cho Rươi. Nên chọn loại
Lấy giống rươi tự nhiên
Thời điểm lấy giống Rươi tự nhiên vào khoảng tháng 4 – 5 và tháng 9 – 12 âm lịch là kỳ nước thuỷ triều lên. Khi thủy triều lên mở cống cho nước chảy vào đầm, ấu trùng Rươi sẽ theo nước chui xuống lớp bùn trong đầm. Sau khi thủy triều rút khoảng 5 – 6 giờ thì tháo nước ra, giữ mực nước ở mức 40cm. Lặp lại việc lấy giống này vào những ngày triều cường lên.
Đầu tiên mở cống để nước chảy vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo đường nước đó chui xuống bùn ở đáy đầm. Khoảng 4 – 6 giờ khi thuỷ triều rút, mở cống cho nước ra và giữ mức nước ổn định 30 – 40cm trong đầm.
Kỹ thuật nuôi rươi đạt hiệu quả cao
Nuôi rươi cần đúng kỹ thuật, để đảm bảo sự phát triển và sinh sản của rươi. Để đạt hiệu quả cao trong việc nuôi rươi, dưới đây là một số kỹ thuật quan trọng bạn cần phải lưu ý:
- Sau khi lấy giống rươi khoảng 1 tháng, sẽ tiến hành kiểm tra mật độ rươi trong đầm. Dùng vợt lưới dày vớt một lớp bùn trên bề mặt đầm, bạn sẽ nhìn thấy những con rươi nhỏ màu đỏ.
- Thường xuyên lấy nước vào đầm và thải nước định kỳ, để làm sạch nước và thêm nguồn thức ăn cho rươi. Cần đặt chắn lưới để ngăn rác và những sinh vật chết chảy vào.
- Kiểm tra độ pH thường xuyên và vệ sinh xung quanh đầm để đảm bảo môi trường sống.
- Không lấy nước vào đầm ở các thời điểm nguồn nước không đảm bảo và những lúc phun thuốc trừ sâu.
Thu hoạch rươi
Sau khi lấy giống và nuôi rươi được 6 tháng, rươi phát triển tốt và có thể thu hoạch. Rươi đạt chất lượng kích thước to đều, béo mập và có màu đỏ nâu. Vào thời điểm thủy triều lên, người dân sẽ lấy nước vào đầm. Rươi sẽ nổi trên mặt nước và bơi ra cống để sinh sản. Mắc đáy vào cửa cống và tháo nước, rươi sẽ theo nước chui vào. Sau đó hãy nhẹ nhàng nhấc túi đáy đổ rươi ra chậu để rửa sạch phân loại. Giờ bạn chỉ việc xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh để bảo quản.
Nuôi rươi ở hải dương
Không phải tự nhiên rươi ở Hải Dương luôn nổi tiếng, với chất lượng rươi ngon nhất. Vùng đất trù phú cùng điều kiện thiên nhiên ban tặng là môi trường thích hợp để rươi sinh sống. Hải Dương khi nhắc đến rươi bạn sẽ nghĩ ngay đến rươi Tứ Kỳ. Thanh An một xã thuộc huyện Tứ Kỳ, bén duyên với nghề nuôi rươi hơn 10 năm nay. Hiện diện tích bãi ngoài đê sông Thái Bình là 137ha màu mỡ, là vùng nông nghiệp hữu cơ. Người dân nơi đây kết hợp sản xuất đặc sản rươi lớn nhất huyện và lớn nhất tỉnh.
An Thanh được bao bọc xung quanh bởi 3 dòng sông (sông Thái Bình, sông Dừa, sông Bình Hàn). Phù sa sông Thái Bình bao năm nay màu mỡ bồi đắp cho vùng đất này. Theo thống kê vào vụ mùa người dân sẽ thu khoảng 50kg rươi/ 1 sào. Những điều kiện thuận lợi vậy tạo nên chất lượng rươi của vùng đất Hải Dương vô cùng chất lượng. Những năm được mùa sản lượng có thể lên đến hàng tấn.
Trên đây là những kỹ thuật nuôi rươi để đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất vẫn là môi trường sống. Yếu tố quyết định đầu tiên cho câu hỏi rươi có nuôi được không? Rươi hoàn toàn có thể nuôi và chỉ sinh trưởng và phát triển ở môi trường thích hợp. Bảo Phương cung cấp rươi Hải Dương nhập tận gốc, đảm bảo chất lượng trên thị trường.